Căn cứ thư mời của Ban Tổ chức Hội nghị “Trao đổi về ngành công nghiệp dừa Sáp Philippines giữa đại dịch”.
- Tên hội nghị: Empowering the Stakeholders of the Philippine Makapuno Industry Amidst the Pandemic
- Thời gian: ngày 26 - 27/11/2020.
- Địa điểm: Hội nghị trực tuyến dựa trên nền tảng Zoom meeting
- Thành phần tham dự:
. Ông Lê Công Nông – Viện trưởng
. Bà Thái Nguyễn Quỳnh Thư – Phó Viện trưởng
. Ông Huỳnh Đình Thạch – Trưởng phòng Kế hoạch - HTQT
. Cùng một số cán bộ nghiên cứu - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
Tóm tắt nội dung và kết quả hội nghị đem lại:
Mục tiêu:
Chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu và tình hình sản xuất, chế biến, thương mại do các chuyên gia về dừa nói chung và giống dừa Sáp nói riêng trong thời đại nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Nội dung:
- Ra mắt trung tâm nghiên cứu và trưng bày dừa Sáp
- Các báo cáo tham luận tại hội nghị bao gồm:
+ Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Việt Nam.
+ Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Pháp nói riêng và châu Âu nói chung. Trình bày dữ liệu nghiên cứu về giống dừa Sáp Thái Lan được trồng tại đảo Pathi.
+ Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Papua New Guinea.
+ Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Indonesia.
+ Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Phillipine.
+ Hiện trạng về giống dừa Sáp tại Phillipine.
+ Khai thác tiềm năng của dừa Sáp, chương trình Ani/Masaganang- cây trồng cho tương lai.
+ Các sản phẩm từ dừa Sáp - Cơ hội liên kết và hợp tác
- Trong đó Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (IOOP) trình bày bài tham luận về “
Quan điểm về hiện trạng và sáng kiến trong nền công nghiệp dừa Sáp tại Việt Nam” nêu lên các vấn đề:
+ Sản lượng dừa ở Việt Nam giữ mức tăng trưởng từ 2010- 2018, đến 2018 đạt mức 168.700 ha. Diện tích cây trồng trải dài từ những vùng có điều kiện thuận lợi như Đồng bằng sông Cửu Long đến các vùng có khí hậu hoặc điều kiện sống khắc nghiệt như Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó giống Dừa sáp được trồng và cho sản lượng nhiều nhất tại tỉnh Trà Vinh.
+ Giống dừa Sáp là đặc sản của Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) với diện tích trồng là 700 ha cho sản lượng dừa sáp xấp xỉ 0-25% mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân trồng dừa.
+ Ngày càng có nhiều hộ dân và mô hình canh tác chuyển đổi sang trồng dừa sáp, phương pháp chủ yếu để nhân giống hiện nay được nông dân sử dụng là phương pháp ươm mầm truyền thống với hiệu quả là 0-25% sản lượng dừa Sáp.
+ Hiện nay Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (IOOP) nghiên cứu thành công giống dừa Sáp cho sản lượng 80% bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số đơn vị như: trường đại học Trà Vinh, trường đại học Quốc tế,… cũng đang tiến hành nghiên cứu và phát triển giống dừa Sáp, nhiều công trình nghiên cứu thành phần, quy trình nhân giống và quy trình sản xuất các sản phẩm đến từ dừa Sáp khác nhau nhằm tạo đầu ra cho loại nông sản này.
- Thông qua Hội nghị, các cán bộ của Viện tham dự đã học hỏi thêm về cách thức trình bày, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học với một số đơn vị khác như: Trường đại học bang Cavite, phòng Khoa học và Công nghệ 4A, chương trình Nghiên cứu Kokonas Indastri Koporesen (Papua New Guinea), Viện Nghiên cứu cây Cọ dầu (IPCRI, Indonesia), Trung tâm nghiên cứu dừa Philippine (PCA), Trường Bách Khoa Nanyang Singapore.
- Đồng thời, tiếp thu một số quan điểm mới về nền công nghiệp dừa nói chung và dừa Sáp nói riêng của các trung tâm nghiên cứu có trình bày tham luận trong buổi hội nghị.
* Một số hình ảnh: