Chi tiết

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ DẦU BÉO VÀ PHÂN TÍCH

1. Tổ chức nhân lực
          - Trưởng Bộ môn: ThS. Bùi Thanh Bình
                + Điện thoại: 0909 040945
                + Email: btbinh@ioop.org.vn / btbinh312@yahoo.com
               - Điện thoại liên lạc: 028 3914 3023
2. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng:
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ hóa béo và hóa sinh, chế biến các sản phẩm công nghiệp từ các cây có dầu, tinh dầu, hương liệu và các phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch, của công nghiệp sản xuất dầu mỡ thực vật, động vật nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho các loại dầu thực vật mới, tiềm năng. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn Ngành, tiêu chuẩn Nhà nước về kiểm tra chất lượng dầu mỡ và các sản phẩm liên quan.
- Tổ chức sản xuất thực nghiệm và kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu;
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất các loại dầu, sản phẩm từ dầu và cây có dầu có hiệu quả kinh tế cao phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
- Nghiên cứu tận dụng các phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch từ các cây có dầu và tinh dầu sản xuất các sản phẩm mới phục vụ công nghiệp chế biến.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại để sản xuất tinh dầu phục vụ ngành hóa dược, mỹ phẩm.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ mới.
- Nghiên cứu các biện pháp bảo quản dầu và các sản phẩm liên quan.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho các loại dầu thực vật mới, tiềm năng. Thiết lấp bộ cơ sở dữ liệu của những loại dầu và hạt có dầu.
- Triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ.
- Tham gia đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tỉnh.
3. Các công trình khoa học đã nghiên cứu giai đoạn 2005 -2017
- Nghiên cứu công nghệ chế biến các sản phẩm từ trái điều - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2005.
- Nghiên cứu sản xuất sữa lạc - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2005.
- Nghiên cứu sản xuất một số axit béo kỹ thuật từ nguồn dầu mỡ phế thải phục vụ cho công nghiệp sản xuất cao su và nhựa - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2006.
- Nghiên cứu ứng dụng Oleate Ammonia để sản xuất phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật cho cây có dầu - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2008.
- Nghiên cứu tận dụng vỏ trái cacao làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ sinh học - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2009.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất Isopropyl Palmitate từ Isopropanol và Palmstearin - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2010.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất protein isolate từ đậu nành - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2011.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2011.
- Nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp chiết xuất dầu mè giàu chất chống oxy hóa - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2013 - 2014.
- Nghiên cứu sản xuất dầu ăn và pectin từ phụ phẩm trái thanh long (Hylocerreus undatus) - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2014 - 2015.
- Đánh giá chất lượng hạt Macca (Macadamia integrifolia) trồng tại Việt Nam - Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2015.
- Nghiên cứu xác định khả năng kháng một số nhóm vi sinh vật của tinh dầu Trúc (Citrus hystrix). Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2015.
- Sản xuất thử nghiệm dầu mè tươi bằng phương pháp ép nguội - Dự án SXTN cấp Bộ Công Thương, 2016 2017.
- Sản xuất thử nghiệm tinh dầu Trúc (Citrus hystrix) - Dự án SXTN cấp Bộ Công Thương, 2016 2017.
4. Tiềm lực máy móc/ thiết bị sẵn có
- Máy sắc ký khí GC Plus 6890 phân tích thành phần dầu béo
- Hệ thống sắc ký ghép khối phổ GC-MS Agilents Technologis phân tích thánh phần tinh dầu và các hợp chất hữu cơ
- Máy phân tích hàm lượng chất béo FOSS
- Máy phân tích hàm lượng dầu nhanh NMR
- Máy so màu tự động Lovibond PFX 995
- Hệ thống chưng cất đạm tự động Kjeltec 8200 Auto Distillation Unit
- ABBE kế
- Máy chuẩn độ điện thế Mettler Toledo
- Thiết bị đồng hóa áp lực cao Homolab2
- Nhớt kế BrooKfield
- Hệ thống cô quay chân không Eyale
- Tủ sấy chân không JPSELECTA
- Lò nung 6 lít Nabertherm
- Máy ép hạt trục vít KEK, Đức
- Thiết bị chưng cất phân đoạn tinh dầu Pilodist 107 - Đức
- Thiết bị chưng cất tinh dầu bằng phương pháp cuốn hơi nước
Và các thiết bị dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm.
5. Sản phẩm thương mại - Hợp tác đầu tư
5.1. Dầu mè tươi (Virgin Sesame oil)
- Nhóm người thực hiện:  Bộ môn Công nghệ Dầu béo và Phân tích
- Xuất xứ: Đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp chiết xuất dầu mè giàu chất chống oxy hóa” năm 2013 - 2014 và dự án SXTN “Sản xuất dầu mè tươi bằng phương pháp ép nguội” năm 2016 - 2017.
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu:
        + Qui mô sản xuất: 100 lít dầu/ngày
        + Khối lượng sản phẩm tạo ra: 3.000 lít dầu mè tươi
        + Các chỉ tiêu kỹ thuật: đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thực phẩm, hàm lượng sesamin: ≥ 600 mg/100g và sesamolin ≥ 260mg/100g.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: góp phần mở rộng đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế của cây mè, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nhà xưởng, lao động), giảm chi phí ngoại tệ cho việc nhập các dòng sản phẩm dầu cao cấp. Góp phần thay đổi công nghệ, mang lại lợi nhuận gia tăng cho các doanh nghiệp sản xuất dầu mè vừa và nhỏ hiện nay, giải quyết nguồn lao động tại địa phương.
- Ứng dụng: trong thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng
5.2. Dầu hạt Thanh long  
- Nhóm người thực hiện:  BM Công nghệ Dầu béo và Phân tích, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Xuất xứ: Đề tài “Nghiên cứu sản xuất dầu ăn và pectin từ phụ phẩm trái Thanh Long (Hylocerreus undatus)” năm 2014 - 2015.
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: sản phẩm thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thực phẩm.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: góp phần mở rộng đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế của cây Thanh Long, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nhà xưởng, lao động), giảm chi phí ngoại tệ cho việc nhập các dòng sản phẩm dầu cao cấp. Tạo ra sản phẩm mới từ phế phẩm của công nghệ chế biến trái Thanh Long.
- Ứng dụng: trong thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
5.3. Tinh dầu lá và vỏ quả Trúc (Citrus hystrix)  
- Nhóm người thực hiện:  BM Công nghệ Dầu béo và Phân tích, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Xuất xứ: Đề tài “Nghiên cứu xác định khả năng kháng một số nhóm vi sinh vật của tinh dầu Trúc (Citrus hystrix)” năm 2015 và Dự án SXTN “Sản xuất thử nghiệm tinh dầu Trúc (Citrus hystrix) năm 2017 - 2018.
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu:
+ Qui mô sản xuất: 30-50kg nguyên liệu/ mẻ sản xuất
+ Khối lượng sản phẩm tạo ra: 50 lít tinh dầu vỏ Trúc, 100 lít tinh dầu xông phòng và 100 lít dầu massage
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật: đạt tiêu chuẩn do cơ sở xây dựng
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Có được quy trình công nghệ và sản phẩm ứng dụng trong sản xuất; Tạo ra sản phẩm tinh dầu tự nhiên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây Trúc (Citrus hystrix), giảm chi phí ngoại tệ cho việc nhập các dòng sản phẩm tinh dầu xông và dầu massage cao cấp. Góp phần thay đổi công nghệ, mang lại lợi nhuận gia tăng cho các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu vừa và nhỏ hiện nay, giải quyết nguồn lao động tại địa phương..
- Ứng dụng: Ứng dụng tinh dầu vỏ quả Trúc để tạo ra một số sản phẩm như tinh dầu xông phòng và dầu massage.
5.4. Hợp tác đầu tư - Chuyển giao công nghệ
- Chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới, tư vấn chuyên môn trong lĩnh vực chế biến dầu thực vật và sản phẩm chế biến từ cây có dầu, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm.
- Đào tạo sinh viên đại học về chuyên ngành hóa thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch và phân tích.
6. Hình ảnh



Go to Top