1. Tổ chức nhân lực
- Phó Trưởng/ Phụ trách Bộ môn: ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu
+ Điện thoại: 0983 819078
+ Email:
tranmychau@ioop.org.vn
- Điện thoại liên lạc: 028 3914 3024
2. Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng: Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến sản phẩm từ các cây có dầu, tinh dầu, hương liệu.
- Nhiệm vụ:
- Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, bảo tồn, nhân nuôi và cung cấp các giống cây có dầu, tinh dầu, hương liệu phục vụ sản xuất.
- Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến dầu và các sản phẩm từ cây có dầu tạo giá trị gia tăng cho các cây có dầu, tinh dầu, hương liệu.
- Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm dinh dưỡng cây trồng, bảo vệ thực vật và các dạng chế phẩm sinh học khác, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu, tinh dầu, hương liệu.
- Tham gia đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tỉnh.
- Tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ theo chuyên ngành.
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, thương mại hoá và chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm dầu, cây có dầu và các loại cây, con khác trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
3. Các kết quả đã nghiên cứu
Các sản phẩm và quy trình công nghệ được Hội đồng Vụ Khoa học Công Nghệ của Bộ Công Thương công nhận:
- Phomat dừa, sữa chua dừa, thạch dừa (1999)
- Giống Dừa Sáp và Dừa Dứa nuôi cấy phôi (2001 - 2005)
- Phomat lạc (2000)
- Dầu lạc tinh khiết (2003)
- Công nghệ bảo quản quả dừa tươi (2004)
- Dầu dừa tinh khiết VCO (2004 - 2005)
- Nước dừa giải khát (2005)
- Dầu cám gạo (2009)
- Chế phẩm chất tiền sinh (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa dùng trong chăn nuôi (2010 - 2011)
- Ứng dụng polymer để sản xuất chế phẩm vi khuẩn cố định đạm cho cây đậu tương và cây lạc (2010 - 2011)
- Công nghệ sản xuất nước dừa tươi đóng chai (2012 - 2013)
- Công nghệ chiết tách sữa giàu hoạt chất sinh học từ hạt bí ngô (2012 - 2013)
- Quy trình sản xuất màng mỏng (Membrane) vi khuẩn từ nước dừa già (2014)
- Quy trình chiết tách dầu từ hạt chùm ngây (2015)
- Dầu từ hạt dưa hấu (2016 - 2017)
4. Tiềm lực máy móc/ thiết bị sẵn có
- Kính hiển vi quang học có chụp ảnh
- Kính hiển vi huỳnh quang
- Máy đọc khay vi thể đa chức năng tự động
- Thiết bị đồng đều làm mẫu vi sinh
- Máy đông khô
- Máy trộn chất lỏng độ nhớt cao
- Máy ly tâm
- Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến
Và các thiết bị dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm.
5. Các sản phẩm thương mại
5.1. Tên sản phẩm: Dầu dừa tinh khiết VCO
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2005
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án) : Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Dự án “Sản xuất dầu dừa tinh khiết ở qui mô thử nghiệm”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đáp ứng tiêu chuẩn VN, khu vực (APCC) và quốc tế (CODEX)
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: giá trị sản phẩm tăng gấp 10 lần so vớI chế biến thô
- Ứng dụng: thực phẩm, mỹ phẩm
5.2. Tên sản phẩm: Nước dừa giải khát
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2005
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu sản xuất đồ uống có độ cồn thấp từ sữa dừa tách béo”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu : đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: nước giải khát
5.3. Tên sản phẩm: Protein dừa
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2001
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu thu hồi protein dừa từ công nghệ ép dầu tươi để dùng trong thực phẩm”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu : đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: thực phẩm, mỹ phẩm
5.4. Tên sản phẩm: Phomat dừa, sữa chua dừa, thạch dừa
Phomat dừa
Sữa chua dừa
Thạch dừa
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 1999
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ cây dừa”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: thực phẩm dinh dưỡng, giải khát
5.5. Tên sản phẩm : Dầu lạc tinh khiết
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2003
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Viện Bộ môn Công nghệ Sinh học, Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chế biến và nâng cao chất lượng dầu lạc phục vụ sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm cao cấp”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu : đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: thực phẩm, mỹ phẩm
5.6. Tên sản phẩm: Phomat lạc
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2000
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ dừa và lạc”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu : đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: thực phẩm dinh dưỡng
5.7. Tên sản phẩm: Công nghệ bảo quản quả dừa tươi
- Nhóm người thực hiện: ThS. Trần Yên Thảo và cộng sự. Năm: 2004
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài “Nghiên cứu bảo quản quả dừa tươi phục vụ mục tiêu xuất khẩu”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: thực phẩm dinh dưỡng
5.8. Tên sản phẩm: Ứng dụng polymer để sản xuất chế phẩm vi khuẩn cố đinh đạm cho cây đậu tương và cây lạc
- Nhóm người thực hiện: ThS. Trần Yên Thảo và cộng sự. Năm: 2010 - 2011
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng polymer để sản xuất chế phẩm vi khuẩn cố đinh đạm cho cây đậu tương và cây lạc”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: tạo dinh dưỡng cho cây trồng.
5.9. Tên sản phẩm: Chế phẩm chất tiền sinh (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa dùng trong chăn nuôi
- Nhóm người thực hiện: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2010 - 2011
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm tiền sinh (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa ”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: dinh dưỡng cho vật nuôi.
5.10. Tên sản phẩm: Công nghệ sản xuất nước dừa tươi đóng chai
- Nhóm người thực hiện : ThS. Trần Yên Thảo và cộng sự. Năm: 2012 - 2013
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước dừa tươi đóng chai”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: Nước uống dinh dưỡng.
5.11. Tên sản phẩm:
Công nghệ chiết tách sữa giàu hoạt chất sinh học từ hạt bí ngô
- Nhóm người thực hiện: TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự. Năm: 2012 - 2013
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chiết tách sữa giàu hoạt chất sinh học và các chất hữu ích có trong hạt bí ngô”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: Thực phẩm dinh dưỡng.
5.12. Tên sản phẩm: Quy trình sản xuất màng mỏng (Membrane) vi khuẩn từ nước dừa già
- Nhóm người thực hiện: ThS Trần Yên Thảo và cộng sự. Năm: 2014
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất màng mỏng (Membrane) vi khuẩn từ nước dừa già và các ứng dụng”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: dùng trong công nghệ lọc nước.
5.13. Tên sản phẩm: Quy trình chiết tách dầu từ hạt chùm ngây
- Nhóm người thực hiện: ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu và cộng sự. Năm: 2015
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài: “Nghiên cứu quy trình chiết tách dầu từ hạt chùm ngây (
Moringa oleifera) bằng phương phám enzyme”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: Thực phẩm, mỹ phẩm.
5.14. Tên sản phẩm: Các chủng vi tảo ở Việt Nam có đặc tính thích hợp cho sản xuất dầu quy mô lớn
- Nhóm người thực hiện: ThS. Trần Yên Thảo và cộng sự. Năm: 2014 - 2016
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế theo nghị định thư với Hoa Kỳ: “Hợp tác nghiên cứu phân lập và chọn lọc các chủng vi tảo ở Việt Nam có các đặc tính thích hợp cho sản xuất dầu ăn qui mô lớn”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: Thực phẩm, mỹ phẩm.
5.15. Tên sản phẩm: Quy trình chiết tách dầu từ hạt dưa hấu
- Nhóm người thực hiện: ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu và cộng sự. Năm: 2016 - 2017
- Xuất xứ của sản phẩm (cơ quan, tên đề tài/ dự án): Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Đề tài: “Nghiên cứu chiết tách dầu từ hạt dưa hấu bằng enzyme”
- Qui mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu: đạt tiêu chuẩn VN
- Ứng dụng: Thực phẩm, mỹ phẩm.
5.16. Hợp tác đầu tư - Chuyển giao công nghệ
- Chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới, tư vấn chuyên môn trong lĩnh vực chế biến dầu thực vật và sản phẩm chế biến từ cây có dầu.
- Hợp tác tìm kiếm, thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu và/hoặc chuyển giao về phân bón sinh học, sản phẩm sinh học bảo vệ thực vật, nghiên cứu các hợp chất quí từ cây có dầu, vi sinh vật, bảo quản rau hoa quả tươi.
- Đào tạo sinh viên đại học về chuyên ngành vi sinh, hóa sinh thực phẩm.
6. Hình ảnh