Chi tiết

Trao đổi thông tin - hợp tác về cây Lạc, Viện Khoa học Cây trồng Quốc gia (NICS) – Hàn Quốc (ngày 22/7 – 25/7/2019)

- Mục đích chuyến viếng thăm Viện : Tìm hiểu và trao đổi thông tin về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón, thổ nhưỡng cho cây lạc ở các tỉnh phía Nam để có định hướng hợp tác và phát triển.
- Đơn vị được mời: Viện Khoa học Cây trồng Quốc gia (NICS) – Hàn Quốc.
- Thời gian: Từ ngày 22/07 đến 25/07/2019.
- Địa điểm: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (171-175 Hàm Nghi, P Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp Hồ Chí Minh), Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh.
- Thành phần đoàn: 1. Ông Tae Joung Ha, Tiến sĩ, phòng Nghiên cứu nhân giống cây trồng, Viện Khoa học Cây trồng Quốc gia. 2. Bà Eun Young Oh, Nhà khoa học, phòng Nghiên cứu nhân giống cây trồng, Viện Khoa học Cây trồng Quốc gia. Đánh giá kết quả của chuyến viếng thăm:
1. Phía NICS đã giới thiệu về giống lạc, kỹ thuật canh tác và phương pháp chọn tạo giống của Hàn Quốc:
- Tổng nguồn gen đang lưu trữ khoảng 5.000 giống lạc, các giống Hàn Quốc có khối lượng 100 hạt đạt trên 85g, năng suất trung bình 5,4 tấn/ha; hàm lượng dầu 54%, acid oleic (C18:1) khoảng 42% và đạt cao nhất ở giống K-Ol là 82,9% (hàm lượng dầu của giống này khoảng 54%).
- Hiện nay Hàn Quốc đang nghiên cứu và đánh giá các giống có tính kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và Aflatoxin ngoài đồng. Đối tượng dịch hại gây nguy hiểm đối với lạc ở Hàn Quốc làm giảm năng suất đáng kể là rầy xanh, sùng đất.
- Trong canh tác lạc tại Hàn Quốc cũng như Việt Nam chủ yếu thu hoạch thủ công do diện tích canh tác không tập trung.
- Lạc ở Hàn Quốc được sử dụng làm thực phẩm và bánh kẹo là chủ yếu. 
2. Phía Viện:
- Viện thông tin sơ lược về tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc tại Việt Nam.
- Giới thiệu và trao đổi về giống, quy trình canh tác, phương pháp chọn tạo giống lạc hiện đang áp dụng tại Viện.
- Viện muốn trao đổi về giống, đào tạo cán bộ Viện trong lĩnh vực sản xuất cây có dầu theo công nghệ cao tại Hàn Quốc.
- Viện đề nghị trao đổi giống giữa hai bên, hỗ trợ các khóa đào tạo ngắn hạn trong khuôn khổ hợp tác song phương, định hướng phát triển lạc trong thời gian tới.





 
Go to Top