Chi tiết

TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG TRẢNG BÀNG

1 Cơ sở pháp lý
  • Cơ quan quyết định thành lập: Bộ Công Nghiệp, Quyết Định số 2540/QĐ-TCCB ngày 01/11/2001.
  • Diện tích đất được giao sử dụng: 100 hec ta (theo Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số T00812.QSDĐ, ngày 20/02/2004 của UBND Tỉnh Tây Ninh.)
2. Tổ chức nhân lực
  • Lãnh đạo Trung tâm:
          - Giám đốc: Ông Nguyễn Kim Ngôn
          - Phó Giám đốc: Ông Phạm Mạnh Đoàn
  • Điện thoại liên lạc: 0266 3859 242
  • Địa chỉ: Xã Đôn Thuận, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
3. Chức năng nhiệm vụ
1. Triển khai trồng thực nghiệm và sản xuất các giống cây có dầu, cây tinh dầu và các cây, con khác theo kế hoạch của Viện.
2. Liên kết với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận kỹ thuật mới và nguồn vốn đầu tư để xây dựng Trung tâm thành khu nông - công nghiệp công nghệ cao.
3. Xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm từ cây có dầu, cây tinh dầu, các loại cây, con khác và các chế phẩm phục vụ nông nghiệp.
4. Tổ chức các dịch vụ khoa học kỹ thuật, thông tin chuyên ngành, các lớp tập huấn kỹ thuật và giới thiệu các sản phẩm.
Ngoài ra, thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Trung tâm SX giống Trảng Bàng đã đăng ký và được Sở Kế hoạch Đầu tư Tây Ninh cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số: 4519000001, ngày 07/03/2008 với ngành nghề kinh doanh sau:
1. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến dầu và các cây có dầu  phục vụ sản xuất công nghiệp, các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
2. Tổ chức các họat động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật và cây có dầu.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, dịch vụ khoa học, công nghệ về lĩnh vực chế biến dầu thực vật và cây có dầu.
4. Sản xuất, mua bán các sản phẩm dầu thực vật và hương liệu tự nhiên, các chế phẩm sinh học.
5. Tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ chế biến dầu thực vật, công nghệ sinh học, giống sinh vật.
6. Mua bán máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến dầu thực vật, thiết bị công nghệ sinh học.
7. Mua bán nguyên liệu, sản phẩm, hóa chất, thiết bị và dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu thực vật (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh).
8. Sản xuất kinh doanh rượu và các sản phẩm chế biến từ dừa và các cây có dầu khác.
9. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại chế phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất.
Trung tâm tọa lạc tại xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. (nằm dọc theo Kênh Đông, hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh).
 4. Các kết quả đã nghiên cứu
        Các giống cây có dầu ngắn ngày được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận : 01 giống Quốc gia và 5 giống tạm thời và 01 giống tiến bộ kỹ thuật:
  • Giống lạc VD2 được công nhận là giống tạm thời năm 2002
  • Giống lạc VD6 và VD7 được công nhận là giống tạm thời năm 2004
  • Giống đậu tương VDN được công nhận là giống tạm thời năm 2002 và giống VDN3 được công nhận giống tạm thời năm 2004
  • Giống hướng dương Hysun 38 được công nhận giống tạm thời năm 2004
  • Giống vừng V6 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật  năm 2004 (Phối hợp với Trung Tâm nghiên cứu đậu đỗ)
  • Nhóm dừa lai: Dừa PB121, JVA1, JVA2 (Quyết định số 3492/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/9/1999 và Quyết định số 2182/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/9/2004 của Bộ NN & PTNT).
  • Nhóm dừa lấy dầu: Dừa Ta, dừa Dâu. (Quyết định số 242/QĐ-TT-CCN ngày 19/5/2011 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT).
  • Nhóm dừa dùng để uống nước: Dừa Xiêm, dừa Ẻo. (Quyết định số 242/QĐ-TT-CCN ngày 19/5/2011 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT).
  • Nhóm dừa uống nước chất lượng cao: Dừa Dứa. (Quyết định số 298/QĐ-TT-CCN ngày 12/7/2012 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT).
  • Nhóm dừa chất lượng cao, phục vụ cho công nghiệp chế biến và mỹ phẩm: Dừa Sáp (Quyết định số 4864/QĐ-BNN-TT ngày 24/11/2016 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT). 
  • Trung tâm đang lưu giữ và bảo tồn ngoài đồng ruộng:
  • Tập đoàn giống dừa được thu thập từ các địa phương trong nước và nhập từ nước ngoài như: dừa Dứa, Sáp (dừa đặc ruột), Sáp thơm, Lùn vàng Mã Lai, Lùn đỏ Mã Lai, Cao Hijo, Cao San Ramon, tập đoàn giống các cây có dầu khác như Phi long (4 giống), Jatropha (109 giống), cây Sachi (đậu Sao) (5 giống).
  • Trung tâm cũng là nơi lưu giữ tập đoàn 466 giống các cây có dầu (đậu phộng, mè, đậu nành) trong kho lạnh sâu (10oC) chuyên dụng bảo quản hạt giống được thiết kế và vận hành ngay tại Trung tâm Trảng Bàng từ năm 2011.
5. Tiềm lực máy móc/ thiết bị sẵn có
  • Máy bứt trái lạc
  • Thiết bị gieo hạt lạc
  • Thiết bị gieo hạt đậu tương
  • Thiết bị gieo hạt vừng và cải dầu
  • Hệ thống tưới phun
  • Hệ thống chưng cất dầu biodiesel
  • Các loại máy kéo liên hợp với các máy nông nghiệp
6. Các sản phẩm thương mại (tên sản phẩm, công dụng, hình ảnh, liên hệ đặt hàng)
  • Các giống Dừa có giá trị kinh tế cao như: Dừa dứa, dừa sáp, dừa sáp thơm, dừa lai PB121, JVA1…
  • Giống đậu phộng như: VD2, VD6 và VD7 là những giống được công nhận là giống tạm thời
  • Giống  cây tinh dầu như: sả Java, sả chanh, húng quế, tràm trà…
  • Các lọai giống cây biodiezel như : Jatropha.
  • Các loại giống làm thực phẩm chức năng: Cây Sachi (đậu Sao)
  • Các sản phẩm dưa lưới theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Các giống cây ăn trái như: Na Thái, Bưởi da xanh, mít…
7. Kêu gọi hợp tác đầu tư
Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng có thể hợp tác liên doanh với các đơn vị trong ngòai nước để khai thác thế mạnh của đơn vị như:
- Chọn lọc, lai tạo và sản xuất các lọai cây trồng và vật nuôi để cung cấp cho thị trường.
- Liên kết, hợp tác với các đối tác chuyên ngành du lịch để xây dựng vườn dừa, cọ của Trung tâm thành vùng cảnh quan miệt vườn và du lịch sinh thái.
- Liên kết, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới và nguồn vốn đầu tư để khai thác hiệu quả 100ha đất của Trung tâm.
- Xây dựng Trung tâm thành khu nông - công nghiệp công nghệ cao. Theo đó, Trung Tâm sẽ đẩy mạnh xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ – organic, tích hợp các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tạo sức lan toả và góp phần tác động tích cực vào việc chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực.





 
Go to Top