Chi tiết

Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu khảo sát vùng nguyên liệu, phụ phẩm sản xuất tinh dầu tại tỉnh An Giang.

Tinh dầu hiện nay dần trở thành mặt hàng thiết yếu và có giá trị kinh tế cao, ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe, tinh dầu còn đóng góp vào việc xây dựng chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn những nguồn gen quý, phát triển và khai thác theo hướng bền vững đối với các cây có dầu, các phụ phẩm trong chế biến nông sản của cây có dầu, các loại cây tinh dầu. Nắm bắt được những vấn đề trên, vào ngày 22 và 23 tháng 3 năm 2023, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang và Công ty TNHH Thương mại VietOils khảo sát vùng nguyên liệu, phụ phẩm sản xuất tinh dầu các loại tinh dầu với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cây tinh dầu tại địa phương.
Tham dự đoàn khảo sát, về phía Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có bà Bùi Thanh Bình –Trưởng Bộ môn Công nghệ dầu béo và phân tích, ông Nguyễn Thành Nhân – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, ông Nguyễn Cao Nguyên – Giám đốc TT Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao CN&MT.
Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang có ông Trần Chế Linh – Phó trưởng phòng KHTC, ông Võ Tấn Đạt – Chi cục Trồng trọt và BVTV thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Về phía Công ty TNHH Thương mại VietOils có ông Võ Thanh Tâm – Giám đốc.
Đoàn đã thực hiện khảo sát thực tế tại vườn trồng nhằm nắm bắt tình hình gieo trồng, nguồn phụ phẩm, tình hình sản xuất và nhu cầu của địa phương. Ngoài ra, đoàn cũng có buổi làm việc với đại diện UNBD xã Lương Phi, đại diện HTX Bảy núi, đại diện hội nông dân, cơ sở chiết xuất tinh dầu. Trong buổi làm việc, cả hai bên đã trao đổi và đánh giá tiềm năng sản xuất tinh dầu, cũng như lợi ích mà nó mang lại như giải quyết vấn đề lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân, mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể sản xuất các loại cây tinh dầu vừa và nhỏ hiện nay trên địa bàn tỉnh.
Cuối cùng, các bên đã thống nhất đề xuất một số hướng dự kiến hợp tác về sản xuất tinh dầu như:
Thứ nhất, chuyển giao kết quả nghiên cứu về quy trình kỹ thuật canh tác - thu hoạch, phân tích, tối ưu hóa công nghệ chiết xuất các loại tinh dầu có tiềm năng (cây chúc, cây tần dày lá, phụ phẩm của cây sả sau khi thu hoạch,...). Tăng cường khả năng phát huy năng lực và thế mạnh, tận dụng có hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, nhân lực, chuyên môn, mang lại lợi ích hài hòa, thiết thực cho các bên.
Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác theo mô hình liên kết “4 nhà”, đồng thời tiếp tục đánh giá, xác định cơ hội phát triển chuỗi giá trị tinh dầu tự nhiên làm sản phẩm thương mại, từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn phát triển hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Thứ ba, thực hiện hiệu quả hoạt động quảng bá, bao tiêu sản phẩm, phát triển kênh phân phối, và bán hàng trong và ngoài nước, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tinh dầu.
Một số hình ảnh:
31032023-1.1.jpg
31032023-1.2.jpg
 
Go to Top