Chi tiết

IOOP dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế Cocotech lần thứ 50 tại Malaysia, từ ngày 07/11 - 11/11/2022

- Mục đích chuyến công tác: Tham dự Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Cocotech lần thứ 50 tại Malaysia.
- Cơ quan mời: Cộng đồng Dừa Quốc Tế (ICC)
- Chủ đề Hội nghị: “Chiến lược thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp Dừa bền vững
- Thời gian: từ ngày 07//11 đến 11/11/2022
- Thành phần đoàn: (theo quyết định số 38/QĐ-VD ngày 05/9/2022)
1. Bà Nguyễn Thị Mai Phương – Phó trưởng BM Cây có dầu dài ngày
- Kinh phí: Quỹ phát triển sự nghiệp của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
Tóm tắt hoạt động tại Hội nghị và Triển lãm Quốc tế COCOTECH lần thứ 50 tại Malaysia, kết quả đạt được:
@ Ngày 07/11/2022: Đăng ký đại biểu, phát biểu khai mạc và chào mừng.
Phiên thứ 1: Chính sách gắn kết với các giải pháp biến đổi khí hậu có khả năng phục hồi và nông nghiệp dừa bền vững và kế sinh nhai của nông dân.
Bao gồm có 06 báo cáo của các nước: Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Phiên thứ 2: Thúc đẩy phát triển xuất khẩu các sản phẩm dừa tươi.
Bao gồm có 04 báo cáo của các nước: Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Thụy Sĩ.
@ Ngày 08/11/2022
Phiên thứ 3: Chiến lược thích ứng nông học với biến đổi khí hậu.
Bao gồm có 05 báo cáo của các nước: Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia.
Phiên thứ 4: Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp mới cho các mối đe dọa mới xuất hiện của sâu bệnh hại dừa.
Bao gồm có 05 báo cáo của các nước: Malaysia, Ấn Độ, Fiji, Indonesia, Úc.
Phiên thứ 5: Chiến lược thích ứng di truyền với biến đổi khí hậu.
Bao gồm có 05 báo cáo của các nước: Ấn Độ, Jamaica, Indonesia, Sri Lanka.
@ Ngày 09/11/2022
Phiên thứ 6: Phát triển các sản phẩm sáng tạo để giải quyết biến đổi khí hậu, năng lượng không tái tạo và cá sản phẩm không phân hủy.
Bao gồm có 05 báo cáo của các nước: Indonesia, Ấn Độ.  
Phiên thứ 7: Bảo tồn bền vững và sử dụng tài nguyên di truyền gen dừa và tác động của chúng đối với giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Bao gồm có 07 báo cáo của các nước: Ý, Philippines, Cote d’lvoire, Belgium, Ấn Độ, Mexico.
Phiên thứ 8: Vai trò của các sản phẩm từ dừa trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch bệnh.
Bao gồm có 04 báo cáo của các nước: Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Papua New Guinea. 
@ Ngày 10/11/2022
Phiên thứ 9: Phiên song song
Phiên A: Thích ứng nông nghiệp với tác động của biến đổi khí hậu ở cây dừa.
Bao gồm có 04 báo cáo của các nước: Philippines, Sri Lanka.
Phiên B: Thúc đẩy hệ thống canh tác dừa có khả năng chống chịu với khí hậu.
Bao gồm có 07 báo cáo của các nước: Philippines, Nigeria, Ấn Độ, Cote d’lvoire.
Phiên kết thúc: Thông qua Hội nghị, thông báo Hội nghị Cocotech quốc tế lần thứ 51 năm 2024, công bố các giải thưởng của nước chủ nhà Malaysia, giải thưởng cuộc thi Ngày dừa Thế giới ICC và trao giấy chứng nhận cho các nhà tài trợ, phát biểu cảm ơn của Giám Đốc Điều hành ICC.
@ Ngày 11/11/2022
Tham quan Trung tâm Nông nghiệp Jorak xem hệ thống tưới thông minh bằng IOT
@ Ngày 12/11/2022: Trở về Việt Nam
Đánh giá kết quả của chuyến công tác:
Thông qua hội nghị các nước trồng dừa trên thế giới đã trình bày nhiều kết quả nghiên cứu, thành tựu đạt được, tình hình sản xuất, chia sẻ những kiến thức, công nghệ và thực tiễn tốt nhất liên quan đến lĩnh vực và công nghiệp dừa cũng như chương trình thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Triển lãm về các sản phẩm và công nghệ dừa cũng như kết hợp kinh doanh sẽ được tổ chức để giúp người tham gia có được kiến thức và thông tin, giúp các nhà sản xuất xây dựng thương hiệu và tối ưu hóa cơ hội kinh doanh cho người mua bán sản phẩm và công nghệ.
Tuy nhiên về phía Việt Nam chỉ có đơn vị nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu và một số địa phương tham dự, không có đại diện của Việt Nam tại Cộng đồng Dừa Quốc tế (ICC) tham dự hội nghị. ICC muốn tổ chức Hội nghị Cocotech lần thứ 51 tại Việt Nam nhưng trao đổi qua email và điện thoại trực tiếp với Hiệp hội Dừa Việt Nam vẫn không nhận được câu trả lời, đây là một điều dáng tiếc của Việt Nam và ngành dừa Việt Nam khi kết nối với các nước trên thế giới. 
Đây là một chương trình hội nghị quốc tế với nhiều thông tin bổ ích cho các nhà nghiên cứu, quản lý, doanh nghiệp chế biến dừa và nông dân trồng dừa trong giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu, cho thấy vai trò của cây dừa trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, chuyến công tác đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo tiền đề cho các hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi giống, tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của cây dừa và cải thiện được đời sống cho các hộ nông dân trồng dừa ở Việt Nam.
* Một số hình ảnh:
22112022-2.1.jpg
22112022-2.2.jpg
22112022-2.3.jpg
Go to Top