Chi tiết

IOOP chào bán công nghệ tại Hội chợ Techmart Công nghệ Sinh học

Căn cứ thư mời của Ban Tổ chức Hội chợ Techmart Công nghệ Sinh học
- Tên hội chợ: Hội chợ Techmart Công nghệ Sinh học
- Thời gian: ngày 05 - 06/11/2020.
- Địa điểm: Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM, số 79 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM
- Thành phần đoàn: Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo các đơn vị và các CBNC thuộc Viện.
Tóm tắt nội dung hội chợ:
Vào các ngày 05-06/11, được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành “Công nghệ sinh học” (Techmart Công nghệ sinh học 2020) tại Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM – số 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
Đây là sự kiện thường niên, nhằm hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) đưa công nghệ và thiết bị ra thị trường, phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Đến với Techmart Công nghệ sinh học 2020, 50 gian hàng trưng bày hàng trăm sản phẩm CN&TB thuộc các lĩnh vực y dược, nông nghiệp, chăn nuôi, thực phẩm, môi trường, thiết bị phòng thí nghiệm,…cũng như được 8 chuyên gia tư vấn, giải đáp các vấn đề công nghệ đang còn vướng mắc để đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. Theo kế hoạch, PGS. TS Phạm Thị Minh Tâm (Trường ĐH Nông Lâm) sẽ tư vấn về sử dụng chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng; TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) sẽ tư vấn về các quy trình và thiết bị liên quan đến việc phân lập, nuôi cấy và xác định sự hiện diện của vi sinh vật,…; ThS. NCS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi (Trường Đại học Thủ Dầu Một) sẽ tư vấn về quy trình và thiết bị sản xuất tinh dầu, quy trình công nghệ lên men vi sinh bằng hệ thống bioreactor,…
Bên cạnh đó, 27 chuyên đề hội thảo, trình diễn công nghệ tại Techmart. Trong đó, có thể điểm qua môt số chuyên đề như: ứng dụng công nghệ tế bào gốc, do PGS.TS Phạm Văn Phúc (Viện trưởng viện tế bào gốc) trình bày; công nghệ lượng tử trong điều trị ung thư và các bệnh do vi khuẩn, virus (TS. Hoàng Thị Thu - Viện Vật lý TP.HCM); qui trình tạo chế phẩm vi sinh xử lý amonia trong ao tôm thẻ chân trắng (ThS. Trương Phước Thiên Hoàng - Công ty TNHH BIO Nông Lâm),…
Đánh giá kết quả hội chợ đem lại:
- Tại Hội chợ, Viện đã giới thiệu và chào bán các công nghệ như: Công nghệ chiết tách dầu hạt từ phụ phẩm chế biến trái thanh long bằng phương pháp ép có sự hỗ trợ của enzyme, Công nghệ sản xuất tinh dầu chúc, Công nghệ chiết tách dầu từ hạt chùm ngây bằng phương pháp enzyme, Công nghệ chiết tách dầu từ hạt dưa hấu bằng enzyme, Thiết bị cất tinh dầu được các đối tác, doanh nghiệp quan tâm, thảo luận để tiến tới ký biên bản thỏa thuận hợp tác.
- Vào ngày 6/11/2020 tại phòng Kết nối của hội chợ, Viện đã làm việc và ký biên bản ghi nhớ với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN An Giang về chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất tinh dầu Chúc.
- Đồng thời, các cán bộ nghiên cứu của Viện cũng có cơ hội tiếp thu một số kỹ thuật mới trong nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong ứng dụng thực tiễn sản xuất vật liệu nano, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thực phẩm, y dược,... của các Viện, trường Đại học, Doanh nghiệp trong nước. 
Viện sẽ tiếp tục kết nối với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN An Giang để chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất tinh dầu Chúc trong thời gian tới.
 
* Một số hình ảnh chào bán các công nghệ của Viện tại Hội chợ:
2020-11-10_01.1.jpg
2020-11-10_01.2.jpg
2020-11-10_01.3.jpg

* Viện làm việc và ký biên bản ghi nhớ với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN An Giang về chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất tinh dầu Chúc
tại Hội chợ:
2020-11-10_01.4.jpg
2020-11-10_01.5.jpg

 
Go to Top