Chi tiết

Nhiệm vụ KHCN với các ngành, địa phương (2001- 2005)

1/ Tên nhiệm vụ: “Sản xuất, chế biến thử nghiệm tinh dầu cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) trồng ở vùng Đồng Tháp Mười – Tiền Giang”.
- Tổ chức đặt hàng : Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang; năm : 2003
- Kết quả triển khai/ ứng dụng : Ứng dụng trồng 20 ha cây tràm trà tại xã Mỹ Phước – Tiên Phước – Tiền Giang và chiết xuất tinh dầu tràm trà dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc sát trùng ngòai da cho Công ty Dược liệu Tiền Giang.
2/ Đề tài Khuyến nông “Phòng trừ Bọ cánh cứng hại dừa”.
- Tổ chức đặt hàng : Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia – Bộ NN&PTNT
- Thời gian thực hiện: 2003 – 2005 
- Kết quả triển khai : Sau 3 năm phòng trừ Bọ cánh cứng hại dừa, nhận thấy: Tỉ lệ cây dừa bị bọ dừa tấn công giảm, tỉ lệ cây phục hồi: 82%, tỉ lệ tăng năng suất trái/cây: từ 107 – 125%, cây bắt đầu ra 2-3 lá xanh non mới không bị bọ dừa tấn công.
3/ Chương trình Khuyến nông cây dừa : Xây dựng mô hình "Thâm canh vườn dừa trồng xen cây ăn quả" và "Trồng thâm canh dừa xen cây ăn quả".
- Tổ chức đặt hàng : Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; năm 2003-2004
- Địa điểm triển khai: Tỉnh Bến Tre và Tây Ninh.
- Kết quả đạt được : Triển khai 120 ha theo mô hình "Thâm canh vườn dừa trồng xen cây ăn quả", năng suất dừa và cây trồng xen tăng từ 25 - 30% so với đối chứng.
4/ Chương trình Khuyến công cây dừa.
- Tổ chức đặt hàng : Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; năm 2004-2005
- Địa điểm triển khai: Tỉnh Bến Tre và Bình Định.
- Các kết quả đạt được :
. Soạn thảo in ấn Chương trình tập huấn khuyến công cây dừa, với nội dung "Chế biến chỉ xơ dừa dệt thảm".
. Tổ chức cho 300 nông dân tại Bình Định và Bến Tre tham gia tập huấn 4 buổi về mô hình "Chế biến chỉ xơ dừa để phát triển làng nghề thủ công tại Bình Định và Bến Tre", kết thúc lớp học, nông dân có thể chọn lựa vỏ dừa tốt, điều khiển máy đập tước vỏ thành xơ rối, se chỉ từ xơ rối, dệt thảm, làm thảm….
5/ Tên nhiệm vụ : " Quy hoạch phát triển và chế biến toàn diện cây dừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2005 – Định hướng đến năm 2015" 
- Tổ chức đặt hàng : Sở Công nghiệp tỉnh Trà Vinh; năm 2003 – 2004
- Kết quả thực hiện: 
. Quy hoạch phát triển trồng, cải tạo giống dừa.
. Chế biến toàn diện sản phẩm từ cây dừa nhằm gia tăng thu nhập cho người trồng dừa, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm từ cây dừa trên thị trường trong nước và xuất khẩu. 
6/ Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân, lưu giữ giống và xây dựng mô hình chuyên canh dừa đặc ruột ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”.
- Tổ chức phối hợp: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh; năm 2005 – 2007
- Kết quả thực hiện: đang triển khai theo tiến độ.
7/ Đề tài NCKH : “Nghiên cứu các giải pháp KHCN và KTXH phát triển cây dừa có sức sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2003-2005)”.
- Tổ chức đặt hàng : Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
- Địa điểm triển khai: Xã Hoài Châu - Hoài Nhơn - Bình Định.
- Kết quả triển khai:
. So sánh 4 giống dừa uống nước: Giống dừa Xiêm núm phát triển khá hơn 3 giống còn lại là Xiêm xanh, Xiêm vàng và dừa Dứa. 
. So sánh 4 giống dừa lấy dầu: giống dừa lai PCA15-2 tốt nhấtkế đến là giống dừa JVA1 và PB121, cuối cùng là dừa địa phương (dừa dâu).
. Giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội phát triển cây dừa trên vùng đát cát ven biển miền Trung.
8/ Dự án DANIDA tại Sóc Trăng về khảo nghiệm và sản xuất các giống lạc năng suất cao, phù hợp với đặc điểm sinh thái của địa phương (2003-2005).
- Tổ chức đặt hàng : Bộ Nông nghiệp & PTNT
- Kết quả triển khai : Đã triển khai 08 thí nghiệm khảo nghiệm giống, đã tuyển chọn 05 giống lạc L04, L08, L14, DL02, VD 99-22 có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng. Đã tổ chức 04 ha mô hình trình diễn các giống lạc L04, L08, L14, DL02, VD 99-22 và 02 lớp tập huấn kỹ thuật trồng lạc cho nông dân và cán bộ địa phương.
9/ Dự án : Phát triển cây hướng dương trên cao nguyên (năm 2004-2005).
- Tổ chức đặt hàng : Công ty Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC)
- Kết quả triển khai : Đã trồng gần 20 ha ở tỉnh Lâm đồng và Daklak. Hạn là yếu tố chủ yếu hạn chế đến năng suất cây hướng dương, kỹ thuật canh tác và chăm sóc cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Khi hạn kéo dài, việc tưới nước hạn chế và cây không chăm sóc tốt sẽ cho năng suất rất thấp 300-1000 kg/ha, cây chăm sóc tốt cho năng suất đạt 1100-1300 kg hạt/ha. Có bổ sung nước tưới và chăm sóc tốt nhưng không đảm bảo mật độ năng suất đạt 1200 - 2500 kg/ha. Bổ sung nước tưới đầy đủ, đảm bảo quy trình canh tác và chăm sóc tốt năng suất đạt 2800-3000 kg /ha.
Go to Top